Tính chiếm hữu cao là gì? Có phải sự độc hại trong tình yêu?
Trong chuyện tình cảm, hầu như ai cũng mong muốn người yêu dành tình cảm chân thành tuyệt đối cho mình và không thích san sẻ nó cho bất kỳ ai. Nhưng có bao giờ bạn gặp phải tình trạng yêu phải người ghen tuông quá mức, và lấy lý do “có yêu thì mới có ghen”, để bao biện cho hành vi đó. Nếu có, thì đó là dấu hiệu của sự chiếm hữu đấy. Vậy bạn có biết tính chiếm hữu cao là gì không?
Tính chiếm hữu cao là gì? Đây được xem là bản tính thích kiểm soát quá độ mọi việc, không muốn ai động chạm vào đồ của mình. Người có tính nết này thường rất ích kỷ và ít được bạn bè quý mến.
Tính chiếm hữu cao là gì?
Có thể nói, sự chiếm hữu là một trong các tính cách sơ khai của con người mà hầu như ai cũng có nhưng lại không chịu thừa nhận. Do tùy vào từng cấp độ khác nhau, có người bộc lộ bản tính này trực tiếp ra ngoài, có người thì ở mức độ nhẹ và luôn được che dấu sâu bên trong tiềm thức mà không bộc bạch ra.
Để lý giải tại sao nó lại trở thành bản năng của con người, thì hiểu đơn giản ai trong số chúng ta đều muốn sở hữu riêng cho bản thân một thứ gì đó mà mình thích, và đôi lúc cũng không thích chia sẻ với người khác. Khi tính cách này đạt mức quá cao, dần dần nó sẽ nuốt đi lý trí và biến bạn trở thành một con người ích kỷ, độc đoán và hà khắc.
Thông thường, những người có bản năng này rất không được lòng mọi người xung quanh. Đồng thời còn gây phiền hà đến người khác. Thậm chí, nếu vượt quá giới hạn sẽ dễ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, công việc và nhiều mối quan hệ khác.
Đâu là tính chiếm hữu cao trong chuyện tình cảm
Một tình yêu đẹp, thật sự ý nghĩa chỉ khi được xây dựng từ sự tin tưởng, tôn trọng, yêu thương chân thành từ phía hai người. Đôi khi cũng cần một chút “gia vị” ghen tuông để nêm nếm thêm sự mặn nồng, ngọt ngào hơn cho tình cảm đôi lứa. Nó có thể được ví như sợi dây liên kết để giúp cho các cặp đôi khi yêu có thêm sự thấu hiểu và gắn kết bền chặt với nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn dựa lý do đó để ghen một cách mù quáng, thích kiểm soát điên cuồng người yêu. Luôn muốn đối phương phải trong “tầm ngắm”, quan sát của mình. Cảm thấy khó chịu, bực tức trước những mối quan hệ xung quanh người ấy, nhất là với người khác giới. Thì đó, chắc chắn bạn là người có tính chiếm hữu cao.
Bạn sẽ ngộ nhận và cho rằng đây là việc bình thường khi yêu và không có gì đáng bàn cãi. Nhưng thực chất ra là bạn đang bao biện cho sự ích kỷ, độc tài và chỉ biết nghĩ đến cảm xúc của bản thân. Điều đó, không còn đơn thuần là một tình yêu đúng nghĩa nữa và nó đã biến thành một lồng giam vô hình đang trói buộc người ấy lại.
Những hệ quả khi xuất hiện tính chiếm hữu trong tình yêu
Khi sự độc chiếm đã vượt quá mức cho phép, thì chắc hẳn sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho chính mối quan hệ của hai người. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiều tổn thương sâu sắc, khó mà chữa lành cho cả bạn và người ấy.
Ngầm tạo nên sự rạn nứt trong chuyện tình cảm của mình
Chính bản tính chiếm hữu quá cao, biến bạn trở thành một người cuồng yêu điên dại, và luôn có cảm giác người yêu có thể phản bội mình bất cứ lúc nào, hoặc đang che giấu, không thành thật một điều gì đó. Khiến cho bạn cảm thấy bất an, không tin tưởng vào tình yêu của đối phương dành cho mình.
Dần dần, bạn trở nên thích kiểm soát mọi thứ, từ những việc riêng tư cho đến các mối quan hệ xung quanh họ. Đặc biệt, bạn luôn thấy ác cảm việc người yêu tiếp xúc với những người khác giới. Từ đó, hình thành nên hành vi cấm đoán, ngăn chặn đối phương gặp gỡ hay giao tiếp với bất kỳ ai.

Điều này, khiến cho họ càng trở nên sợ hãi mà không dám công khai níu giữ các mối quan hệ ngoài luồng. Vào một ngày nào đó, khi bạn phát hiện ra, liền không ngừng chỉ trích và kết tội họ là người lừa dối, không chung thủy. Bạn đâu biết được, chính những hành động này, đang dần tạo nên nhiều vết nứt vô hình giữa hai người.
Trong thời gian dài, khi không thể chịu đựng áp lực được nữa, vết rạn nứt sẽ loan ra nhiều hơn và làm đổ vỡ mọi tình cảm đã được gây dựng bấy lâu nay. Lúc này, cho dù bạn có ra sức chắp vá, hàn gắn các mảnh vỡ cũng không còn cơ hội nữa rồi.
Khiến cho bạn luôn cảm thấy nặng đầu vì những chuyện không đâu
Sự chiếm hữu thái quá, ghen tuông mù quáng không chỉ là những gông xiềng trói buộc đối phương, mà còn khiến cho tâm trí bạn luôn cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng và đau đầu vì những chuyện không đâu do chính bạn tạo ra. Chính nó đã làm xáo trộn cuộc sống của hai người, để giờ đây bạn phải sống trong bất an, thấp thỏm.
Bạn nên nhớ một điều, một tình yêu đúng nghĩa phải được bồi đắp từ niềm tin, sự tự nguyện, thấu hiểu và đem lại được hạnh phúc, thoải mái, vui vẻ cho cả hai. Trái lại, trong chuyện tình cảm mà chỉ đem lại sự đau khổ, ép buộc, dày vò thì đó thực chất đó không phải là yêu, mà là sự tham lam, đố kỵ của bản thân.

Hãy tập cách tiết chế cảm xúc, buông bỏ những muộn phiền để đầu óc được thanh thản, nhẹ nhàng. Không nên quá chèn ép, ghen một cách vô văn cứ, không có lý do chính đáng với người yêu. Hãy để tình yêu giữa hai người trở về đúng bản chất thật của nó.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải điều gì khó khăn, gúc mắc, thì nên thẳng thắn chia sẻ với đối phương để có thể tìm ra biện pháp tháo gỡ được nút thắt trong lòng. Điều này, sẽ giúp cho bạn và người ấy tiến gần lại nhau, biết thấu hiểu hơn và đồng điệu về cảm xúc lẫn tâm hồn.
Nếu không kiểm soát được thì các shop đồ chơi sextoy tìm địa chỉ mua búp bê tình dục để thỏa mãn an toàn không ảnh hưởng tới ai
Sự ích kỷ quá mức đem lại cảm giác áp bức cho đối phương
Trên thực tế, đã là con người thì ai cũng mong muốn được tự do bay nhảy, kết giao với nhiều bạn bè, được làm những thứ mình thích. Đối với chuyện tình yêu cũng vậy, không một ai yêu thích sự gò bó và bị ghìm chặt quá mức từ thể xác lẫn tinh thần.
Điều đó chỉ khiến cho họ bị ngộp thở, đè nén cảm xúc và cố gắng chịu đựng sự áp bức trong chính tình yêu của mình. Nhưng thật ra trong thâm tâm của đối phương lại ra sức vùng vẫy để có thể chạy trốn khỏi lồng giam vô hình này. Một khi đã thoát ly ra được, họ sẽ như những chú chim tung cánh bay đi mất và không bao giờ dám quay đầu lại.

Cho nên bạn cần thức tỉnh và sớm nhận ra được hành vi sai trái, đừng vì sự độc đoán, ích kỷ của bản thân mà đẩy mọi việc đi xa hơn, có hối hận cũng không kịp. Hãy biết yêu thương, trân trọng và tin tưởng người yêu, để họ cảm thấy được sự an toàn, yên tâm từ chính bạn.
Có nên yêu người sở hữu bản tính này
Khi đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi tính chiếm hữu cao là gì và những hệ lụy có thể xảy ra nếu xuất hiện bản tính này trong tình yêu. Nó khiến cho bạn dần mất niềm tin vào bản thân mình và e sợ rằng không một ai dám yêu người có tính cách như vậy.
Bạn cũng đừng quá lo lắng về điều này. Vì thực ra tính chiếm hữu không hoàn toàn là xấu, trái lại có cũng rất cần thiết giúp làm tăng tình cảm của hai người thêm mặn nồng, tha thiết. Nó còn thể hiện cho sự quan tâm, cưng chiều của bạn dành cho người ấy.
Nhưng sự cuồng yêu, chiếm hữu chỉ nên có chừng mực và điểm dừng hợp lý. Không nên có những hành vi tiêu cực mà vượt quá ranh giới chịu đựng của con người. Vì sẽ dẫn đến tình cảm của hai người ngày càng tệ hơn và đi vào bế tắc.
Nếu một người đã muốn “cắm sừng” bạn, thì dù cho bạn có cố níu kéo hay ra sức giữ chặt, thì cũng chỉ khiến cho họ càng thêm chán ghét và muốn rời đi nhanh. Cái bạn nắm được chỉ còn là thể xác nhưng tình cảm và tâm hồn của đối phương đã trao cho người khác mất rồi. Hãy bình tĩnh mà điều tiết bản thân khi còn có thể nhé.
Đâu là sự khác nhau giữa tình yêu độc chiếm và tình yêu đích thực
Đối với một tình yêu đích thực, sẽ xuất phát từ sâu trong đáy lòng, có chứa một chút ghen tuông đáng yêu, giận hờn vu vơ nhưng có lý do chính đáng. Cùng với đó là sự hỏi thăm, chia sẻ, quan tâm đến tâm trạng, cuộc sống để chứng minh cả hai vẫn còn ngự trị trong tâm trí của đối phương.
Mặc dù có sự kiểm soát nhưng vẫn mang lại cho hai người cảm giác thoải mái, tự do và dễ chịu trong mối quan hệ yêu đương. Đồng thời, khiến cho sợi dây liên kết tình cảm được rút ngắn dần lại, đẩy hai người sát lại gần nhau, biết thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn sau những lần hờn dỗi.
Nhưng nếu tình yêu xuất phát từ bản tính chiếm hữu, kiểm soát đến độ có thể bóp nghẹt đối phương, thì đó chỉ là sự biện minh cho sự độc tài, gia trưởng thích sở hữu riêng một thứ gì đó trong tay mình. Về lâu dài, có thể hình thành nên những suy nghĩ biến thái và hành vi cực đoan gây hại cho người khác.
Thông qua bài viết trên đây đã đem lại nhiều thông tin bổ ích để bạn hiểu được tính chiếm hữu cao là gì và những hệ lụy đem lại khi yêu phải một người có tính cách độc chiếm điên cuồng. Từ đó, có thể giúp cho các cặp đôi khi yêu biết nhìn nhận và điều tiết lại bản thân. Đồng thời, tạo ra cầu nối giúp cho bạn và người ấy thêm gắn bó và duy trì mối quan hệ tình cảm được bền vững, tốt đẹp.